Liệu Việt Nam có hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng GDP 2,5% cho năm 2020?
Liệu Việt Nam có hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng GDP 2,5% cho năm 2020?
Liệu Việt Nam có hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng GDP 2,5% cho năm 2020?
Liệu Việt Nam có hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng GDP 2,5% cho năm 2020?
Liệu Việt Nam có hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng GDP 2,5% cho năm 2020?
Liệu Việt Nam có hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng GDP 2,5% cho năm 2020?
Liệu Việt Nam có hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng GDP 2,5% cho năm 2020?
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) mới đây đã tổ chức buổi hội thảo trực tuyến nhận định vĩ mô thị trường quí III và triển vọng quí IV/2020.
Theo BSC, triển vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tích cực và hoàn toàn có khả năng thực hiện được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2020 là 2% - 2,5%.
Kinh tế thế giới tiếp tục đà hồi phục
Chỉ số PMI tích cực
Về tình hình vĩ mô của các khu vực chủ chốt trên thế giới là Trung Quốc, Mỹ và khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), PMI sản xuất của các khu vực này ở ngưỡng khá tích cực khi 3 tháng liên tiếp tăng trưởng tích cực, với đà hồi phục khá ổn sau đợt dịch COVID-19 hồi tháng 4.
Với chỉ số PMI dịch vụ, khu vực dịch vụ của Trung Quốc và Eurozone tiếp tục giữ vững đà phục hồi trong tháng 9 ở mức 55.9 điểm đối với Trung Quốc và 56.9 điểm tại khu vực Eurozone.
Tuy nhiên, chỉ số PMI của Mỹ trong tháng 9 đang dừng lại ở mức 47.6 điểm, chưa đạt mức tăng trưởng. Điều này cho thấy việc có chính sách hỗ trợ khoảng 600 USD/tuần cho người dân Mỹ kết thúc vào 31/7 và đến nay chưa có chính sách hỗ trợ mới nào đáng chú ý, bên cạnh việc giằng co của các nhà lập pháp về gói hỗ trợ mới đã ảnh hưởng phần nào đến tâm lí tiêu dùng cũng như ngành dịch vụ của nước này.
Ngành dịch vụ là ngành trụ cột trong nền kinh tế Mỹ, nên một số quan chức của Fed cho rằng nếu không có gói hỗ trợ trong tương lai gần sẽ khiến cho sự tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn nhất thế giới này chậm lại. Đồng thời điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia xuất khẩu như Việt Nam.
Vắc xin COVID-19 là đòn bẩy tâm lí tích cực
Về triển vọng quí IV/2020, BSC cho rằng có hai sự kiện sẽ ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm. Đó là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11 sắp tới và vắc xin COVID-19 được đưa ra sử dụng trên diện rộng.
Về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính sách của Donald Trump hay Joe Biden cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn tầm 1 tháng - 3 tháng.
Chính sách của Donald Trump là hỗ trợ nền kinh tế thông qua cắt giảm thuế và các gói kích thích hỗ trợ doanh nghiệp. Trong khi đó, Joe Biden sẽ gia tăng việc đầu tư của Chính phủ, khoảng 2000 tỉ USD vào cơ sở hạ tầng và nâng cao mức thuế doanh nghiệp.
Về vắc xin COVID-19, hiện tại đang có 8/24 vắc xin đã đưa vào thử nghiệm giai đoạn 3. Trong đó khả quan nhất là Sputnik V (Nga) và AZD122 (Mỹ) sẽ được đưa vào sử dụng diện rộng vào tháng 10 và tháng 11. Nếu thành công, đó cũng sẽ là đòn bẩy tâm lí tích cực, BSC nhận định.
Dự kiến hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020
Với tình hình vĩ mô trong nước, Việt Nam có các yếu tố để tin rằng sẽ hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2020.
Cụ thể, làn sóng thứ hai đã được kiểm soát, tạo tiền đề phục hồi cho những tháng cuối năm. GDP ghi nhận quí III/2020 ở mức 2,79%, cho thấy sự tăng trưởng hơn quí II là 2,46% dù giai đoạn này dịch COVID-19 tái bùng phát.
Sở dĩ có sự tăng trưởng vượt ngoài mong đợi như vậy là do các chính sách để đảm bảo mục tiêu kép của Chính phủ, thúc đẩy giải ngân đầu tư công và tiêu dùng của người dân là những yếu tố tác động nhiều đến tăng trưởng.
Quí III/2020 ghi nhận tình hình lao động ngành công nghiệp được cải thiện với mức giảm thu hẹp lại còn -1,7% so với cùng kì năm ngoài.
Theo Tổng cục Thống kê (GSO), hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục đạt mức xuất siêu lên tới gần 17 tỉ USD sau 9 tháng là một điểm sáng của nền kinh tế, mức xuất siêu này gấp 2,6 lần cùng kì năm 2018 và gấp 2,3 lần cùng kì năm 2019.
Bên cạnh đó, hiệp định EVFTA có hiệu lực cũng giúp củng cố đà hồi phục của các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành thương mại.
Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tháng 9 và 9 tháng đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020, đạt 59,7% kế hoạch.
Thời gian qua, đã có 8/9 tỉnh thành với kế hoạch giải ngân trên 10.000 tỉ đồng, hoàn thành trên 55% kế hoạch.
Về lạm phát, nhằm thúc đẩy tín dụng, NHNN đã ban hành giảm lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi có kì hạn từ 1 - 6 tháng và giảm lãi suất cho vay ngắn hạn. Bước đi này của NHNN nhằm mục đích giúp tăng trưởng tín dụng đạt mức tích cực trong thời gian tới.
Dự báo về tình hình tăng trưởng GDP cho năm 2020, S&P dự báo tăng trưởng GDP chỉ ở mức 1,9%, trong khi đó hai tổ chức là ADB và World Bank có cái nhìn lạc quan hơn khi dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 1,8%, - 2,8% cho cả năm 2020.
Những yếu tố tiêu cực tác động đến GDP trong trung và dài hạn
Theo BSC, thất nghiệp ở thành thị vẫn ở mức cao 4%, doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn tăng gần 82% so với cùng kì năm trước. Đây là một trong các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP bên cạnh những diễn biến khó lường của dịch COVID--19 trên thế giới.
BSC dự báo, hầu hết các ngành đều phục hồi trở lại trừ những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19 như ngành dịch vụ lữ hành và ăn uống.
Trước đó, IMF cũng đưa ra nhận định, đầu tư công nên là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng chính trong quá trình phục hồi hậu COVID-19 cho nền kinh tế. Hồi đầu tháng 8, Chính phủ ước tính, nếu giải ngân đầu tư công đạt 630.000 tỉ đồng theo kế hoạch đề ra kể cả vốn ODA sẽ đóng góp vào tăng trưởng GDP thêm 0,4%.
Minh Hằng