Người bị đái tháo đường nên ăn gì thì tốt?
Người bị đái tháo đường nên ăn gì thì tốt?
Người bị đái tháo đường nên ăn gì thì tốt?
Người bị đái tháo đường nên ăn gì thì tốt?
Người bị đái tháo đường nên ăn gì thì tốt?
Người bị đái tháo đường nên ăn gì thì tốt?
Người bị đái tháo đường nên ăn gì thì tốt?
1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với tiểu đường
Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý được coi là một phương pháp điều trị tiểu đường không dùng thuốc cần được áp dụng và duy trì suốt đời. Bệnh nhân tiểu đường nếu tuân thủ đúng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh do bác sĩ hướng dẫn đôi khi có thể giảm được liều thuốc cần sử dụng. Một chế độ ăn trị liệu hiệu quả không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như: mỡ máu cao, tăng huyết áp, suy thận, tổn thương thị giác, hoại tử chi, nguy cơ nhiễm trùng,…
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người tiểu đường
Vì thế mục đích hàng đầu và quan trọng nhất của thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường là kiểm soát chỉ số tiểu đường luôn ổn định, không làm tăng đường huyết và cũng không làm hạ đường huyết sau bữa ăn. Cùng với đó, thực đơn ăn uống hàng ngày cho người tiểu đường vẫn phải cung cấp đủ, đảm bảo cân bằng cả về số lượng cũng như chất lượng các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể bệnh nhân.
2. Bị đái tháo đường nên ăn gì?
2.1 Gạo lứt
Với hàm lượng chất xơ cao, gạo lứt có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột, làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn, tốt cho những người có trọng lượng dư thừa, cũng như những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Kiểm soát lượng đường trong máu là phương pháp hữu hiệu nhất giúp ngăn ngừa và trì hoãn sự tiến triển của bệnh tiểu đường
Gạo lứt tốt cho người tiểu đường
Sở dĩ gạo lứt là thực phẩm được ưu tiên lựa chọn cho người tiểu đường là bởi trong loại gạo này chứa hàm lượng chất xơ rất cao, trong khi đó lượng carbohydrate rất thấp. Các thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt chủ yếu gồm: Chất xơ, protein, mangan, thiamine, niacin, axit pantothenic (B5), pyridoxine (B6), đồng, selen, magie, photpho, kẽm, sắt,…
Nhờ những đặc tính ưu việt trên đây, gạo lứt được các chuyên gia khuyến cáo người tiểu đường nên sử dụng thay cho gạo trắng thông thường trong bữa ăn hàng ngày.
2.2 Yến mạch
Yến mạch là thực phẩm rất giàu khoáng chất (magnesi, kali, calci và sắt,…) và chứa hàm lượng lớn chất xơ. Việc bổ sung yến mạch thường xuyên đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh loại ngũ cốc nguyên hạt này có liên quan đến việc giảm cholesterol “xấu” LDL và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp. Nhờ đó mà yến mạch đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người tiểu đường.
Theo NIH, người tiểu đường type 2 bổ sung yến mạch và cám yến mạch vào bữa ăn trong 6 tuần liên tiếp có thể giúp ổn định đường huyết, cũng như kiểm soát tốt cân nặng của mình.
2.3 Các loại hạt
Các loại hạt như: hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân,… vốn nổi tiếng là những loại hạt dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất và chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe. Người tiểu đường bổ sung 1 năm hạt dinh dưỡng mỗi ngày sẽ khôn ngoan hơn là những đồ ăn vặt khác.
2.4 Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm rất giàu chất xơ, canxi, kali, kẽm, vitamin A ở dạng beta carotene,… với lượng calo thấp. Vì vậy đây là loại củ khá an toàn cho người tiểu đường.
2.5 Các loại đậu
Các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu hà lan, đậu ván, đậu đỏ,… đều chứa lượng đạm cao, giàu vitamin và khoáng chất. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho người tiểu đường vì thế trong dân gian, người ta đã chế biến các loại đậu dùng trong bữa ăn hàng ngày.
3. Hướng dẫn cách kiểm soát lượng tinh bột – đường cho người bệnh tiểu đường
Đối với người dân Việt Nam, tinh bột (cơm, cháo, mì, bún, phở,…) là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng, đối với bệnh nhân tiểu đường, việc bổ sung bột quá nhiều sẽ khiến cho đường huyết tăng cao. Chính vì thế nhiều người gạt hẳn chế độ ăn tinh bột ra khỏi thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm và cần được thay đổi.
Các chuyên gia khuyến cáo, một bữa ăn chuẩn cho người tiểu đường cần đảm bảo sự cân bằng giữa các nguồn dinh dưỡng với tỉ lệ 50% carbohydrate (lượng tinh bột bằng 50-60% của người bình thường), 30% chất béo và 20% chất đạm. Chính vì thế, bệnh nhân vẫn nên bổ sung thực phẩm chứa tinh bột như: bánh mì, ngũ cốc, và các loại củ quả như khoai lang,… Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa trong ngày, thay vì tập trung vào 3 bữa chính để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bài viết đã nêu cụ thể một số thực phẩm tốt cho người tiểu đường và cách kiểm soát lượng tinh bột trong khẩu phần ăn. Trước khi xây dựng thực đơn, bệnh nhân tiểu đường cần tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Nguồn: https://thaythuocvietnam.vn/nguoi-bi-dai-thao-duong-nen-an-gi-thi-tot/