Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10): Khát vọng đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10): Khát vọng đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10): Khát vọng đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10): Khát vọng đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10): Khát vọng đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10): Khát vọng đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10): Khát vọng đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Theo Bộ KH&ĐT, hiện Việt Nam đã có hơn 800.000 DN, khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, số lượng đội ngũ doanh nhân đã lên đến hơn 5 triệu người. Con số trên đã minh chứng việc mở đường cho DN phát triển là hướng đi đúng đắn, nhiều doanh nhân Việt Nam lọt vào top tỷ phú đô la toàn cầu.
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều hành động rất thiết thực để thúc đẩy môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo điều kiện cho DN phát triển. Cơ chế đối thoại giữa Chính phủ và cộng đồng DN cũng được đẩy mạnh. Qua đó Chính phủ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, hiến kế của cộng đồng DN nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật...
Có thể thấy, cần có những DN dẫn đầu mạnh, đủ sức tạo ra chuỗi giá trị lớn, đủ khả năng dẫn dắt. Hiện, Việt Nam đã có nhiều đơn vị đủ tiềm lực như: Viettel, Vingroup, Vietnam Airlines, Vinamilk, FPT, Thaco, TH Group, T&T Group... Những DN này đang ngày một lớn dần về cả về quy mô, năng lực cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ, quản trị điều hành, công nghệ... Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có DN nào lọt top 500 DN lớn nhất thế giới, chưa có những DN tham gia sâu rộng vào "sân chơi" hội nhập quốc tế, xây dựng thương hiệu toàn cầu.
Bên cạnh đó, các DN tư nhân Việt Nam vẫn còn một số điểm yếu cần khắc phục về quy mô (vừa và nhỏ), công nghệ tương đối lạc hậu, năng suất lao động thấp. Ngoài ra, vẫn còn thiếu tính gắn kết, đoàn kết cho nên dẫn tới xây dựng chuỗi cung ứng chưa tốt, liên kết giữa DN trong và ngoài nước còn kém. Các DN vẫn thiếu tính trách nhiệm, tinh thần đổi mới sáng tạo chưa cao. Ðây đang là thách thức lớn đối với các DN, doanh nhân Việt Nam hiện nay.
Đổi mới mạnh mẽ
Để có thể bắt kịp xu hướng hội nhập, thời gian tới, cộng đồng doanh nhân Việt Nam phải quyết tâm đổi mới và nâng tầm DN, kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp hơn, đồng thời tiếp tục gắn với trách nhiệm xã hội. Mặt khác, cần có tinh thần đổi mới sáng tạo quyết liệt hơn nữa trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang nhiều thay đổi và hội nhập. Trong đó, phải tập trung vào các yếu tố đột phá như về con người, công nghiệp và có những sản phẩm vượt trội, thương hiệu, uy tín trên thị trường. Trong tương lai, môi trường xã hội, môi trường pháp lý thuận lợi hơn sẽ tạo điều kiện để doanh nhân Việt Nam ngày càng phát huy mạnh mẽ sở trường và tiềm năng của mình, vươn ra tầm thế giới.
Bàn về vấn đề này, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme) Mạc Quốc Anh nhìn nhận, khó có thể đo đếm hết được những gian truân trên con đường đi đến thành công của các tập đoàn kinh tế lớn. Chính hoài bão, niềm tin và khát vọng xây dựng những thương hiệu mạnh của người Việt, không chỉ ở thị trường nội địa mà cả trên thị trường quốc tế mới là động lực chính để những tập đoàn này theo đuổi con đường đã chọn...
Là cầu nối giữa DN và chính quyền, ông Mạc Quốc Anh mong rằng, cơ chế khuyến khích hướng đến các DN đầu tư vào những lĩnh vực có đóng góp cho xã hội; nghiên cứu đồng bộ hoá và giải quyết các bất cập trong cơ sở pháp lý, thống nhất việc hướng dẫn thực hiện của các cơ quan nhằm hỗ trợ DN về khuyến công, khuyến nông, xúc tiến thương mại. Đồng thời cập nhật, đưa ra các thông tin dự báo thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, góp phần giúp DN có định hướng sản xuất phù hợp...